Chuyển đến nội dung chính

Boot Camp hay Parallels Desktop: Đâu là phần mềm hỗ trợ Window trên Mac tốt hơn?

bootcamp vs parallels

Tại thời điểm hiện tại, người dùng máy tính vẫn luôn tranh cãi về việc giữa Window và MacOS, đâu là hệ điều hành tốt hơn. Tuy nhiên thì bây giờ, người dùng có thể hoàn toàn được hỗ trợ việc sử dụng song song hai hệ điều hành cùng một lúc. Nếu ở trên các sản phẩm Window ta sẽ có Hackintosh để hỗ trợ cài MacOS lên thì ngược lại thì trên các sản phẩm Mac cũng sẽ hỗ trợ tương tự việc cài lên mình hệ điều hành Window.

Cài đặt Window trên Mac.

Thông thường, khi muốn cài đặt Window trên Mac thì sẽ có hai tuỳ chọn. Bạn có thể cài thông qua Boot Camp – là tính năng được tích hợp sẵn ở trên Mac hoặc bạn có thể sử dụng một phần mềm ảo hoá – là những ứng dụng từ bên thứ ba hỗ trợ tạo một chương trình ảo trên Mac cho phép bạn cài đặt thêm một hệ điều hành riêng, chạy song song đồng thời với MacOS (như sử dụng hai máy tính trên cùng một thiết bị vậy). Hiện tại thì có rất nhiều phần mềm ảo hoá ở trên thị trường, nhưng phổ biến nhất vẫn là Parallels Desktop cho Mac.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn mà tuỳ chọn cài đặt Window trên Mac sẽ khác nhau. Và mỗi tuỳ chọn sẽ đi kèm với những ưu và nhược điểm riêng để so sánh. Vậy đâu mới là phương pháp cài đặt Window trên Mac tối ưu nhất cho nhu cầu của bạn (Nhưng trước tiên hãy kiểm tra xem đâu là phiên bản hệ điều hành Window mà tương thích với máy của bạn trước nhé)

Sau khi bạn đã lựa chọn được phiên bản Window phù hợp thì hãy cùng chọn ra đâu là tuỳ chọn tối ưu hơn cho bạn: Boot Camp hay Parallels ?

Boot Camp 

Boot Camp - macOS

Cách hoạt động của BootCamp: 

Boot Camp là tiện ích được tích hợp vào hệ điều hành OS X của MacBook. Bạn chỉ cần đi đến mục Ứng dụng > Tiện ích bạn sẽ thấy ngay ứng dụng Trợ lý Boot Camp. Khi hoạt động, Boot Camp sẽ tạo một phân vùng riêng trên ổ cứng của máy dành riêng cho việc cài đặt và chạy Window (nghĩa là nó sẽ chia ổ cứng thành hai phần riêng biệt). Khi khởi chạy tiện ích này, bạn có thể tuỳ chọn thay đổi dung lượng của phân vùng này. Khi cài đặt thành công thì mỗi lần bạn mở máy, bạn sẽ được yêu cầu chọn hệ điều hành bạn muốn sử dụng. Điều này có nghĩa, khi bạn muốn chuyển hệ điều hành, bạn phải khởi động lại máy của mình.

Trợ lý BootCamp

Ưu và nhược điểm của Boot Camp:

• Ưu điểm

+ Được tích hợp sẵn trên hệ điều hành macOS, hoàn toàn miễn phí. 

+ Boot Camp chạy Windows tách biệt hoàn toàn với macOS thay vì cùng một lúc (như ảo hóa), nên ít gây sức ép cho RAM trên máy của bạn và giúp cho máy của bạn có thể dễ dàng theo kịp và chạy mượt mà.

+ Ứng dụng Trợ lý Boot Camp sẽ hướng dẫn bạn trong quá trình cài đặt.

+ Việc cập nhật cũng dễ dàng hơn.

• Nhược điểm

+ Mỗi khi bạn muốn chuyển đổi giữa các hệ điều hành, bạn cần khởi động lại máy tính của mình.

+ Khi bạn phân vùng ổ cứng xong, bạn không thể tuỳ chỉnh lại kích thước phân vùng nữa. Giả sử nếu bạn tạo phân vùng 100 GB cho Windows nhưng khi sử dụng hết dung lượng, bạn sẽ cần thiết lập lại hoàn toàn Boot Camp từ đầu và phân vùng lại theo nhu cầu của bạn. 

+ Không có cách dễ dàng để chuyển tập tin và dữ liệu giữa các hệ điều hành với nhau (Sẽ phải sử dụng dịch vụ đám mây như Dropbox, iCloud hoặc sử dụng thiết bị kết nối ngoài như ổ USB hoặc SD để chuyển. 

+ Vì bạn cần phân vùng ổ cứng, nên bạn phải giảm dung lượng cho macOS nếu muốn dành nó cho Window.

Parallels Desktop cho Mac

Parallels Desktop 15

Cách hoạt động của Parallels Desktop:

Nếu bạn muốn sử dụng Parallels Desktop thì trước tiên bạn phải mua sản phẩm này trước đã (phiên bản mới nhất hiện nay là Parallels 15). Bạn cũng có thể sử dụng bản crack nếu muốn (không khuyến khích). Sau khi bạn mua và cài đặt Parallels, bạn có thể mở chương trình và cài đặt Window vào trong đó. Giống như Boot Camp thì bạn sẽ phải phân bổ dung lượng mà bạn muốn dành cho Window, tuy nhiên khác một chỗ là bạn có thể dễ dàng thay đổi các tuỳ chọn dung lượng ngay cả sau khi cài đặt hoàn tất (không cần phải cài lại từ đầu như Boot Camp). Parallels sẽ chạy như một ứng dụng trên Mac, bạn sẽ thấy toàn bộ khu vực Windows trên một cửa sổ riêng, hoạt động song song hoàn toàn với macOS. Điều này giúp cho việc chuyển đổi qua lại giữa hai hệ thống trở nên cực kỳ dễ dàng.

Window qua Parallels trên Mac

Ưu và nhược điểm của Parallels Desktop:

 Ưu điểm

+ Có thể thao tác nhiều chức năng hơn Boot Camp vì bạn có thể chạy cả hai hệ điều hành cùng một lúc.

+ Di chuyển tệp dễ dàng giữa các hệ thống. Bạn thậm chí có thể liên kết Parallels và macOS để mọi tài liệu được tạo trong một hệ thống sẽ tự động sao chép và lưu vào hệ thống còn lại.

+ Chế độ kết hợp. Tính năng này của Parallels sẽ tích hợp Windows và macOS lại với nhau, mang đến cho bạn một giao diện chung cho cả hai hệ điều hành. Điều này có nghĩa là thay vì phải mở toàn bộ Windows Desktop trong macOS, bạn có thể mở các ứng dụng Windows ở Chế độ kết hợp và chúng sẽ giống như khi bạn mở một ứng dụng trên Mac.

+ Có thể thay đổi dễ dàng dung lượng phân vùng dữ liệu cho Window mà không cần cài lại như Boot Camp.

 Nhược điểm

+ Đây là một phần mềm bên thứ ba nên chắc chắn sẽ mất phí.

+ Việc thiết lập sẽ phức tạp hơn so với Boot Camp. 

+ So với Boot Camp thì Parallels sẽ gây nhiều áp lực lên RAM và CPU của máy vì máy phải gánh hai hệ điều hành đang chạy song song cùng lúc.

+ Việc cập nhật Parallels sẽ khó hơn vì đây là phần mềm mất phí. Với mỗi bản cập nhật macOS mới thì cũng cần phải nâng cấp Parallels để tương thích(nâng cấp sẽ mất thêm phí). Tuy nhiên sẽ không phải cài lại Window.

Vậy thì bạn nên chọn Boot Camp hay là Parallels Desktop nếu muốn sử dụng Window trên Mac?

Nếu bạn chỉ cần một trải nghiệm Window bình thường trên Mac và muốn giữ trải nghiệm đó tách biệt hoàn toàn so với macOS thì Boot Camp sẽ là lựa chọn hợp lý giúp cân bằng hiệu xuất hoạt động trên máy. Còn nếu bạn muốn các ứng dụng trên Window và macOS có thể hoạt động một lúc và việc lưu chuyển giữa các hệ điều hành trở nên nhanh và tiện hơn thì hãy sử dụng Parallels. Tất nhiên là Parallels sẽ hỗ trợ tốt hơn Boot Camp khi sử dụng song song hai hệ điều hành, nhưng đấy là trong trường hợp máy của bạn có đủ RAM (ít nhất 8GB) kèm một vi xử lý tốt. Nếu không thì Boot Camp vẫn sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cho bạn.

Trên đây là những lưu ý khi bạn muốn sử dụng hệ điều hành Window trên Mac. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi lựa chọn để phù hợp nhất cho nhu cầu cũng như là giữ cho máy của bạn được ổn định.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn tắt System Integrity Protection (SIP) để chạy App Cr4ck trên Catalina 10.15

Hướng dẫn tắt System Integrity Protection (SIP) để chạy App Cr4ck trên Catalina 10.15. Từ 10.11 Apple đã tăng tính năng bảo mật với System Integrity Protection (SIP), vì thế một số phần mềm truy cập cao tới hệ thống báo lỗi không thể cài được. Đặc biệt trên macOS Catalina, tắt gatekeeper không là chưa đủ. Bạn cần disable SIP để có thể chạy được các ứng dụng ngoài App Store. Để tắt SIP các bạn làm theo hướng dẫn sau: 1./ Reboot máy, giữ  Command + R  để vào chế độ recovery trong khi khởi động. Nếu  macbook 2018 trở lên, chưa tắt Secure Boot  sau khi nhấn Command R sẽ hiện màn hình như bên dưới: Bạn  chọn vào tên User > Nhấn  Next , rồi  nhập mật khẩu đăng nhập máy  sẽ ra màn hình kế tiếp 2./ Chọn  Terminal. Gõ lệnh dưới đây để tắt hoàn toàn SIP. 1 csrutil disable 3./ Gõ  reboot  để máy khởi động lại là xong (gõ reboot rồi enter). Máy đã được tắt chế độ SIP, cài đặt được các ứng dụng ít lỗi hơn,  đặc biệt là trên phiên bản Catalina 10.15. Muốn cài ứng dụng ngoài App Store bắt buộc phả

Hướng dẫn tắt Gatekeeper (Bật tùy chọn Anywhere) sửa lỗi “damaged and can’t be opened. You should move it to the Trash”

Hướng dẫn tắt Gatekeeper (Bật tùy chọn Anywhere) sửa lỗi “damaged and can’t be opened. You should move it to the Trash” Đây là lỗi có thể nói là phổ biến nhất với những người mới làm quen với macOS, tự cài ứng dụng cho macOS. Trước kia bạn cần bật  Anywhere  ở trong  System Preferences  mục  Security & Privacy  để có thể cài ứng dụng bên ngoài.Tuy nhiên nếu bạn cài mới hoàn toàn, kể từ Mac OS Sierra 10.12 trở đi thì tùy chọn này lại bị ẩn đi Nếu chưa tắt GateKeeper khi mở các file patch thường sẽ hiện thông báo sau:  “Tên File” damaged and can’t be opened. You should move it to the Trash  Hoặc:  “ App can’t be opened because it is from an unidentified developer” Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách bật tùy chọn Anywhere (tức tắt GateKeeper của Apple để kiểm duyệt ứng dụng bên ngoài) Chú ý: Nếu bạn đang ở phiên bản macOS Catalina 10.15 thì phải làm bước tắt SIP: Chi tiết ở bài này: Sửa lỗi không chạy được ứng dụng ngoài App Store dù đã tắt Gatekeeper trên Catalina 10.15 Cách 1: Dù

Bộ cài macOS Mojave 10.14 – Bản chính thức

  Với tên gọi Mojave (đặt theo hoang mạc Mojave ở California), macOS phiên bản mới được bổ sung thêm nhiều nâng cấp về giao diện mà đặc biệt là chế độ darktheme ở gần như tất cả các ứng dụng, hình nền động cập nhật theo thời gian thực trong ngày,… đồng thời có thêm nhiều chức năng khác như giúp trải nghiệm của người dùng cá nhân lẫn chuyên nghiệp được hiệu quả hơn. bộ cài MacOS Mojave 10.14 bản chính thức www.fshare.vn/file/W3DCDI76Y258 macOS Mojave 10.14.1 www.fshare.vn/file/7OJBO8T79CQD macOS Mojave 10.14.3 www.fshare.vn/file/LLWHHPTPUTBT macOS Mojave 10.14.4 www.fshare.vn/file/ZPB5HQYEQ9QQ macOS Mojave 10.14.6 www.fshare.vn/file/HQZJF8L39U75 macOS Mojave v10.14.6 (18G95) www.fshare.vn/file/7VJQTNID1RIZ macOS Mojave 10.14.6 (18G103) www.fshare.vn/file/FTK4MJLZXF2R macOS Mojave 10.14.6  [Bản mới cập nhật chứng chỉ, không bị lỗi Damaged khi cài] www.fshare.vn/file/B1YG4WXRPXBI Google Drive http://bit.ly/MojaveMacos Theo Maclife.vn